Hiểu về vạch kẻ đường để không bị phạt oan

Xin chào các độc giả của Hướng dẫn và chia sẻ,
tiếp tục với những chia sẻ về giao thông, hôm nay mình sẽ nói về một số loại vạch kẻ đường mà chúng ta hay gặp trên đường để góp phần tham gia giao thông sao hợp lý tạo nên những thành phố văn minh về giao thông. ^^

Giới thiệu về vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.

Vạch kẻ đường có thể dùng riêng lẻ hoặc dùng chung với các loại biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu. Đối với trường hợp ở một vị trí mà có cả vạch kẻ đường lẫn biển báo thì chúng ta phải tuân thủ theo biển báo. (các bạn nhớ kĩ nha)

  • Xem thêm thứ tự phải chấp hành các loại biển báo, vạch kẻ đường, đèn tín hiệu, người tham gia giao thông… để có thể biết theo quy định nào mới đúng, không lỡ bị phạt oan.

Các loại vạch kẻ đường

Thực ra trong luật thì có rất nhiều loại vạch, nhưng Hướng dẫn và chia sẻ sẽ tóm tắt lại những gì cần nhớ ở đây thành còn mấy cái thôi, để dễ nhớ dễ học.

Vạch số 1: vạch đứt quãng

vach ke duong 1
vach ke duong 1

Đây là loại vạch hay gặp nhất, vạch đứt quãng cũng có nhiều loại, nhưng tựa chung chỉ cần nhớ vạch này dùng để phân chia giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau, cùng chiều cũng được trên tuyến đường có từ 2 làn xe trở lên hoặc chỗ giao nhau…

Vạch này được phép đè lên.

Vạch số 2: vạch liền 10cm, trắng (giữa đường)

Vạch liền 10cm, trắng được kẻ ở giữa đường để phân chia 2 dòng xe chạy ngược chiều nhau.

Vạch này không được đè lên. (các bạn chú ý nhé, giữa đường, vạch này ở trong mép đường thì còn phải căn cứ vào luật khác thì mới xác định có được đè hay không)

vach ke duong 2
vach ke duong 2

Ngoài ra vạch này cũng có thể kẻ để xác định đường cấm hoặc nơi đổ xe abc, các bạn có thể thấy vạch này trên vỉa hè, quy định nơi đỗ xe.

Ví dụ như hình sau:

vach ke duong 2 sat mep duong
vach ke duong 2 sat mep duong

Vạch 10cm trắng còn được tận dụng để kẻ ở làn trong cùng bên đường (không biết là các ông ấy kẻ đúng luật 10cm hay là kẻ loại 20cm nhưng chỉ kẻ 10cm ? cái này là sự thật vì mình đã từng  đi đo cái vạch ở sát đường rồi, có chỗ chỉ có 7cm?) nhưng tóm lại là nó có tác dụng phân chia làn xe thô sơ và xe cơ giới khi tham gia giao thông. (xe thô sơ bắt buộc phải đi trong làn này nha, bên phải)

Vạch số 3: vạch liền 20cm, trắng (mép đường)

Đây là vạch liền to hơn vạch liền 10cm ở trên và hay kẻ ở mép đường có tác dụng xác định mép đường. Và quan trọng nhất

vach ke duong 3 20cm
vach ke duong 3 20cm

Vạch này được đè lên.

Chú ý: Ở Việt Nam quy định thì cứ đặt ra nhưng thực hiện nó có đúng lại là vấn đề khác, cho nên hoàn toàn có chuyện kẻ vạch 5cm, 15cm ở mép đường chẳng hạn, điển hình như ví dụ mình nêu ra ở phần vạch số 2.

Vạch số 4: 2 vạch liền 10cm, trắng

vach ke duong 4 vạch đôi
vach ke duong 4 vạch đôi

Đây là loại vạch để phân chia 2 dòng xe chạy ngược chiều nhau ở những đường lớn có nhiều làn (4 làn) trở lên.

Không được đè lên.

Vạch số 5: vạch vàng

Nhìn chung vạch vàng xuất hiện ở đường có tốc độ >60km/giờ.
Xuất hiện ở những nơi cấm dừng, cấm đỗ xe.

vạch kẻ đường vàng
vạch kẻ đường vàng

Vạch liền thì không được đè lên, vạch đứt thì ok.

Vạch số 6: 2 vạch 1 liền 1 đứt, trắng

Vạch loại này cũng để phân chia xe thôi, nhưng có một điểm khác đó là

vạch kẻ đường 1 đứt 1 liền
vạch kẻ đường 1 đứt 1 liền

Vạch này xe chạy bên nào đứt thì được đè sang bên kia để đi, còn bên liền thì không được đè sang bên đứt.

Vạch mũi tên

Đơn giản nhất, chỉ hướng nào thì được đi hướng đó.

vạch kẻ đường mũi tên
vạch kẻ đường mũi tên

Kinh nghiệm

Bài viết về vạch kẻ đường ơ việt nam tuy nhiên thực tế thì giao thông Việt Nam còn có rất nhiều biến thế của vạch kẻ đường, vạch chéo vạch thẳng vạch hình trám… đủ cả. Ví dụ như dưới đây:

vach ke duong chéo
vach ke duong chéo

Đây là loại vạch mà chúng ta rất hay gặp ở ngã tư phải không nào? Các bạn đã hiểu rõ vạch này chưa?

Vạch này quy định rằng bạn nào muốn rẽ phải thì phải đi vào chỗ gạch gạch đó đấy, nếu không đi vào thì sẽ bị phạt. Thật may mắn là vạch ở hình ảnh trên khá rõ ràng còn nhiều chỗ thì còn không nhìn thấy đâu cả, lúc bị bíp bíp thì mới biết ^^

Trên chỉ là một ví dụ thôi, mình sẽ viết một bài viết khác về các loại vạch lạ, biến thế ở đường để các bạn tiện theo dõi nhé.

Kết luận

Vậy là bài viết đã tóm tắt các loại vạch kẻ đường để chúng ta tham gia giao thông hợp lý không vi phạm luật giao thông mà lại giảm tải số lượng loại vạch phải nhớ đi đáng kể.

HUONGDANVACHIASE

1 bình luận về “Hiểu về vạch kẻ đường để không bị phạt oan”

  1. Ở VẠCH 1.18 ( tên cũ nay mình chưa tìm hiểu tên mới nó là gì ) là cái biển cuối cùng trong bài của bạn , nếu như mình muốn đi thẳng , xe máy , và mình đi ở làn bên trái thì có bị thổi hay không ? Ý mình hỏi biển này có dùng để phân chia xe máy đi thẳng hay xe ô tô đi thẳng hay không

    Trả lời

Viết một bình luận