Đây hoàn toàn là những kinh nghiệm bản thân, nên có thể có sự sai sót.
Lưu ý: Vào ngày 1/3/2016 đã cập nhật lại quy định về tốc độ khi tham gia giao thông, có thể hiểu là tốc độ tối đa cho phép đã được tăng lên thêm 10km/h.
Xem toàn bộ thông tư 91/2015 quy định về tốc độ khi tham gia giao thông
Giới thiệu về giao thông Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm giữa tam giác vàng kinh tế, du lịch phía bắc của Việt Nam chúng ta, Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh vì thế nhu cầu đi lại giao thông qua lại lẫn nhau cũng được gia tăng đáng kể.
Hôm nay, rảnh rỗi sinh nông nổi cộng với thâm niên một cơ số năm sống vài làm việc tại Hải Dương, tôi xin được nói về một chút kinh nghiệm khi tham gia giao thông Hải Dương.
Những địa điểm dễ vi phạm
Ở phần này, tôi sẽ nói về các địa điểm mà có thể bị sai phạt trong giao thông tại Hải Dương (phạt lỗi gì là đúng, phạt lỗi nào là sai) và cách đi đúng luật ở những địa điểm đó. Góp phần có một văn hóa giao thông chuẩn mực, phòng tránh tai nạn, không bị phạt tiền cũng như một số vấn đề “tế nhị” khác tại địa bàn Hải Dương.
Hình ảnh trong bài viết là do tôi tự vẽ, khi nào có dịp trở về Hải Dương tôi sẽ chụp ảnh sau nhé sau nha.
Gần vào Hải Dương
Bao giờ cũng vậy, bộ luật giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ ràng rồi, khi gần đến vùng dân cư nên đi chậm lại, đó là quy luật bất thành văn cho dù bạn đi loại xe gì, 2 bánh, 3 bánh hay 4 bánh…
Ở Hải Dương cũng vậy, khi gần vào thành phố, ở tất cả các nẻo đường (đường 5 Hà Nội đi xuống, Hải Phòng đi lên, Tứ Kì Thái Bình,…) các bạn nên đi chậm lại, vừa dễ phòng tránh tai nạn có thể xảy ra, vừa không phải lo “những vấn đề khác”
Phần này tôi không nêu rõ cụ thể là địa điểm nha, nhưng cho các bạn một ví dụ:
Ví dụ từ Khu công nghiệp Phúc Điền về Thành Phố Hải Dương (10 – 15km) trên tuyến đường 5 Hà Nội – Hải Phòng (Cho bạn nào mới đi thì từ nút giao đường 5 với đường đi Bắc Ninh, Kẻ Sặt đó) (chỗ này không biết có được gọi là Ngã tư Quán Gỏi không thì tôi không biết ^^)
Tại đường 5
Tại tuyến đường 5 huyết mạch Hà Nội – Hải Phòng đi qua Hải Dương này, có hai lỗi mà chúng ta hay bị phạt, đó là lỗi quá tốc độ và đi sai làn
Quá tốc độ
Đối với lỗi quá tốc độ, tôi đã trình bày ở ngay phần trên. Và Bonus một hình ảnh về máy bắn tốc độ.
Sai làn
Trong đoạn này mình nói tất cả là áp dụng với những chỗ không có biển 411, 412 nha. Còn có biển thì đi theo biển.
Đầu tiên, cần phải biết rõ cái vạch liền kẻ ở mép đường có tác dụng gì? Chi tiết đọc tại bài viết về vạch kẻ đường
Sau khi tìm hiểu về vạch kẻ đường rồi, chúng ta đã biết vạch đó để xác định 2 làn xe là xe thô sơ và xe cơ giới và cách đi sao cho đúng.
Như vậy quay ngược lại Điều 13 luật giao thông đường bộ có cho biết:
Điều 13. Sử dụng làn đường
|
Trong điều 13 luật giao thông đường bộ có quy định “xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.”, vậy ta có thể hiểu:
Xe thô sơ phải đi vào làn đường bên phải trong cùng.
Xe máy không bắt buộc đi vào làn bên trái (không hề có chữ phải nha)
Điều này cũng đúng với đường xá tại việt nam, vì nếu xe máy cũng không được đi vào làn bên phải thì với con đường như hình dưới, chẳng lẽ xe máy cứ đi ở làn bên trái suốt, khi có ô tô thì sẽ như thế nào.
Áp dụng vào đường 5 ta có:
- Đi xe máy vào làn bên phải <40km.
Không bị phạt. (Đọc bài Giải thích về cách sử dụng làn đường hợp lý tại Việt Nam) - Đi xe máy vào làn bên phải >40km.
Bạn sẽ bị phạt 2 lỗi, sai làn và quá tốc độ. (Chi tiết tại sao ở bài bên trên) - Đi xe máy vào 2 làn bên trái (tức là 2 làn mà ô tô hay đi)
Không bị phạt, dù bạn đi tốc độ bao nhiêu đi nữa cũng k bị phạt lỗi sai làn nhé, chỉ phạt tội quá tốc độ thôi ^^ - Sai làn ở đoạn có biển 411, 412 chỉ dẫn mà đi sai.
Tóm lại ở phần này ta hiểu như sau, sai làn chỉ có thể bị phạt khi bạn đi làn trong cùng bên phải với tốc độ >40km và khi có biển chỉ dẫn ta đi không đúng biển chỉ dẫn.
Khi chúng ta bị phạt sai làn, nếu đúng trường hợp sai thì ta nên chấp hành viết giấy phạt abc rồi lên kho bạc nộp còn không hãy xem bài Kinh nghiệm khi tham gia giao thông để xử lý.
Vòng xuyến to và đồi cỏ 25 tầng
Vòng xuyến to
Khi mới vào thành phố chúng ta phải đi qua một cái vòng xuyến khá lớn, về mặt nguyên tắc các bạn phải si nhan 3 lần đối với vòng to đùng, 2 lần với với bình thường, nhưng với vòng xuyến đó tôi sẽ bảo các bạn chỉ cần si nhan 1 lần bên trái là xong.
Đồi cỏ 25 tầng
Các bạn lưu ý nhé, cái đồi cỏ này cũng như một cái vòng xuyến, ở chỗ tôi đã vẽ kia các bạn chỉ được đi ra chứ không được đi vào, nếu đi vào sẽ bị phạt lỗi đi ngược chiều.
Viện lao, Ngô Quyền, Máy Sứ, Hồ Bạch Đằng
Viện Lao và Hồ Bạch Đằng
Trục đường Nguyễn Lương Bằng qua viện lao và trục đường lớn ở Hồ Bạch Đằng làn được quy định theo
Khoản 3 điều 13 luật giao thông đường bộ 2008
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Rất dễ đi xe máy < 40km và đi ra 2 làn ngoài sẽ bị lỗi sai làn (trừ lúc rẽ, quay đầu, hoặc đi tốc độ cao sẽ không bị nhưng đi tốc độ cao sẽ bị phạt quá tốc độ ^^)
Ngô Quyền và Ngã tư Máy Sứ
Ngô Quyền và Ngã tư Máy Sứ hoặc bất kì đâu có đèn đỏ đều dễ mắc phải lỗi sai làn, sai phần đường, không si nhan, liếm vạch (Đúng hay không phân tích sau)
Các bạn cần hiểu rõ thế nào là sai làn, thế nào là sai phần đường, thế nào là liếm vạch (tức không chấp hành hiệu lệnh vạch kẻ đường)
Ngoài ra, Ngô Quyền đoạn từ đường 5 đi vào có vạch kẻ liền bên trong (tôi không nhớ rõ có biển xe thô sơ hay không) nhưng được phản ảnh của các độc giả, nên tôi cũng viết lên cho các bạn khi đi đoạn đường này nên chú ý các biển, vạch để trách vi phạm pháp luật.
- Xem thêm Thế nào là sai làn, sai phần đường quy định
Đã hiểu rõ rồi thì có thể nói ở 2 địa điểm này là như sau:
Khi các bạn đi xe sai quy định vạch kẻ đường mũi tên (click để xem thế nào là vạch kẻ đường mũi tên) (ví dụ nó chỉ thẳng bạn lại rẽ trái) thì sẽ bị gọi là sai làn. Ngoài ra, các bạn đè lên cái vạch liền gần đèn đỏ thì chỉ bị phạt lỗi không chấp hành vạch kẻ đường (60k – 80k) (điểm a, khoản 1, điều 6, nghị định 171) chứ không bị phạt lỗi sai làn, sai phần đường (200k – 400k)
- xem thêm nghị định 171 tại đây nhé
- xem thêm kinh nghiệm nói chuyện với CSGT
Ngã rẽ Tam Giang
Từ Đường Tam Giang đi ra các bạn có thể thấy người ta toàn đi theo kiểu rẽ trái phát vào Đường Bạch Đằng luôn, nhưng như vậy là sai luật. Các bạn phải vòng qua vòng xuyến rồi mới vào đường Bạch Đằng.
Về cơ bản thì đó những nơi mà biển chỉ dẫn, vạch chỉ dẫn… báo hiệu không có hoặc bị mờ, che khuất tầm nhìn… nên dễ vi phạm. Thật tai hại nếu chúng ta vi phạm luật giao thông ảnh hưởng tới mọi người hơn nữa là làm hỏng văn hóa giao thông của thành phố đẹp như Hải Dương.
Kinh Nghiệm
Để có thể đi đúng luật trước tiên chúng ta phải hiểu luật, nên tôi có làm series bài viết giao thông để nói về các vấn đề giao thông, Nếu các bạn muốn theo dõi series theo phong cách dễ hiểu nhất hãy Bookmark Series về giao thông lại nhé.
Và nữa Nếu các bạn yêu quý cách viết bài, video clip của tôi đừng quên like một cái để không bỏ lỡ bài viết nào nha.
Kết Luận
Hãy cùng tôi tìm hiểu về giao thông qua mỗi bài viết để có thể làm một công dân tốt các bạn nhé.
HUONGDANVACHIASE